Tâm Lý

Tâm Lý Học Là Gì? Là học cách dùng Suy Nghĩ để Nhìn Thấy tim, gan, phèo phổi và hinh18lòng dạ của thiên hạ từ đó mà Suy Luận được sự phản ứng của thiên hạ. Đơn giản thế thôi.

Tâm là gì? Tâm là tâm hồn, tâm là tâm tánh, tâm là cõi lòng, và tâm còn là một sự cô đọng hay một điểm duy nhất.

Lý là gì? Lý là một nguyên tắc hoạt động hay phản ứng của con người do tạo hoá đã ấn định như vậy. Một chiếc xe khi chuyển động thì máy phải nổ, bánh phải quay, khi quẹo thì bánh phải hướng qua trái hay phải. Một con cá bơi thì vi phải vẫy, đuôi phải lắc, và khi gặp sự hiểm nguy nó phải tăng tốc độ để thoát nạn hay ẩn mình vào một nơi cho an toàn. Một cây mọc dưới bóng mát, bắt buộc cây phải nghiêng về hướng nào mà có nhiều ánh sáng mặt trời… Tất cả những sự chuyển động hay phản ứng giống nhau của từng loài, được gọi chung là nguyên lý hoạt động. Vậy nguyên lý hay qui luật ứng xử tự nhiên của con người.

Một khi bạn đã hiểu và đồng ý rằng mọi người có chung cõi lòng,hinh16 mọi người có chung cách phản ứng, thì để hiểu được tâm lý của con người, nó không còn phải là chuyện rắc rối, khó hiểu, trừu trượng, hay viễn vông nữa.

Để hiểu được Tâm Lý con người, việc đầu tiên bạn phải hiểu chính cõi lòng của bạn. Trong bụng của bạn có tim gan phèo phổi, thì tôi và mọi người có thiếu những thứ này đâu? Bạn có tâm tính thương yêu, oán hận, ích kỷ, vị kỷ, tự cao, khiêm nhường vân vân, thì tôi và mọi người trên thế gian này cũng có y như vậy? Khi đói thì bạn ăn, khi trúng số thì bạn vui, thì tôi và mọi người có hành động khác hơn bạn đâu?

Bạn tự suy nghĩ thêm vài tâm tính của bạn và vài sự phản ứng khác của bạn, hinh19rồi bạn để ý và quan sát xem có ai mà không có hay không phản ứng giống bạn đâu? Vì vậy ông bà mình mới có câu: “Suy bụng ta ra bụng người,” hay “Bụng trâu làm sao thì bụng bò làm vậy.”

Những ngày đầu tiên bạn chiếm giữ một cái vật dụng mới lạ nào chẳng hạn như cái Iphone. Không nhiều thì ít, chính nó đã làm cho bạn giận hờn, bực bội, hay tức tối vì nó. Để bạn không bực tức vì cái Iphone, bạn đã làm gì? Bạn đã bỏ biết bao nhiêu thì giờ nghiên cứu, học hỏi, suy nghĩ, hỏi chuyên gia để hiểu và làm quen với nó. Bạn càng biết nhiều đặc tính của nó, cũng như bạn càng hiểu sâu nguyên lý hoạt động của nó, bạn càng ít Bực Bội cũng như bạn càng Quí Mến nó vì nó thực sự hữu dụng cho chính bạn, có đúng vậy không?

Trong đời sống hằng ngày, chắc chắn bạn cũng đã từng bực tức dỗi hờn vì con người, hinh20vậy bạn đã làm gì cho bạn khỏi giận dỗi vì con người? Bạn đã từng bỏ thời giờ nghiên cứu tìm hiểu về Con Người giống như bạn đã từng làm với cái Iphone chưa?

Người Trung Hoa có câu: “Vô Tri Bất Mộ.” Tạm dịch là “không hiểu không biết thì không thể mến, không thể quí, không thể thích, hay không thể xử dụng.”

Vậy bạn quí cái Iphone là vì bạn biết rõ và hiểu sâu về nó, chứ tự cái Iphone nó đâu biết làm gì để cho bạn yêu quí nó đâu? Từ đây bạn có thể suy luận ra được rằng: “Bạn không thấy quí, không thương, không mến mộ, không biết xử dụng người xung quanh là vì bạn chưa hiểu biết về tâm lý con người” bạn có đồng ý vậy không?

Thật đáng tiếc! Chúng ta được sanh ra bởi con người, sống với con người, làm việc với con người, bất cứ lúc nào và ở chốn nào chúng ta cũng phải đụng chạm và gần gũi với con người, và thành công hay thất bại cũng do con người mà ra cả. Thế nhưng chúng ta lại ít khi hoặc không bao giờ học hỏi, tìm hiểu, hay nghiên cứu về Tâm Lý con người như các bạn đã tìm hiểu về một công việc mới hay sở hữu một vật gì mới lạ.

Nghiên cứu, học hỏi, tìm hiểu tâm lý con người chính là tự tìm hiểu mình, tự nhận ra mình, tự thấy được tất cả mọi ước muốn thầm kín nhất trong tận đáy lòng mình.

Nói tóm gọn: “Tâm Lý là hiểu được mình thì sẽ hiểu được người”

Một khi bạn đã hiểu được người, bạn là người huyền biến.

hinh21Bạn có khả năng để biến khó thành dễ, chuyển phức tạp thành đơn giản, biến hận thù thành yêu thương, biến đau khổ thành vinh quang, và “chuyển bại thành thắng” mà tục ngữ Việt Nam đã có câu:

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng.” 

2 thoughts on “Tâm Lý”

  1. Trần HuyPhương Edward

    Cám ơn anh Hạnh Ngôn đã “khai bút” trên trang Rủng Rỉnh nầy với một bài viết đầy ý nghĩa. Tâm Lý đúng là một đề tài mà Phương có rất nhiều hứng thú. In fact, a few years ago, khi Phương consider đi học lấy graduate degree, Phương đã chọn major là Psychology.

    Phương tin rằng để thành công trong bất cứ lãnh vực nào, mình cũng cần phải có những quan hệ tốt. Để thành công ở nhà, mình phải có quan hệ tốt với vợ, với con. Để thành công ở hãng xưởng, mình phải có quan hệ tốt với xếp, với đồng nghiệp, với nhân viên của mình nữa. Để thành công trên thương trường, mình cần phải có quan hệ tốt với khách hàng, với suppliers, ngay cả với competitors của mình luôn.

    Mà để có được những quan hệ tốt nầy, mình cần phải hiểu tâm lý, phải hiểu người ta cần gì, muốn gì, thích gì. Người Mỹ thường đề cao Golden Rule “Treat others as you would like to be treated” (Hãy cư xử với kẻ khác giống như cách bạn muốn người khác cư xử với mình). Nhưng cái Luật Vàng nầy chưa hẳn đã là hay, bởi vì người đối diện của bạn chưa chắc đã thích cùng một thứ với bạn. Thí dụ như Phương rất mê ăn phở nên gặp ai cũng kéo đi ăn phở, nhưng anh Hạnh Ngôn lại chỉ khoái ăn bún thôi, thì anh đâu có vui vẻ gì khi bị Phương “ép” ăn một món anh không thích, đúng không?

    Người hiểu tâm lý sẽ có ý tứ hơn, và hỏi “À, mình muốn mời anh đi ăn để bàn chuyện, anh thích ăn gì nè?” Làm được như vậy thì quan hệ hai bên chưa gì đã đẹp hơn chút xíu rồi.

    Một lần nữa, cám ơn anh Hạnh Ngôn đã viết một bài hay để chia xẻ cùng bạn đọc. Phương đặc biệt khoái mấy cái hình minh họa mà anh đã chọn. The “Peanuts” cartoon cracked me up. So funny 🙂

Mời bạn để lại comment

%d bloggers like this: