Suy thoái kinh tế và những ảnh hưởng của nó

Hổm rày tất cả các phương tiện truyền thông, mạng xã hội và khắp mọi nơi đều nhắc đến suy thoái kinh tế. Có vẻ như bà con ai nấy đều đang hoang mang, cộng với chuyện stock đang rớt te tua mấy bữa nay, làm mọi người lo lắng không ít về chuyện suy thoái kinh tế như mười năm trước đây. Thực sự chúng ta có nên lo lắng về chuyện này? Vậy hãy cùng nhau tám một chút về nó xem sao.

SUY THOÁI KINH TẾ LÀ GÌ?

“Suy thoái kinh tế” (Recession) có nguồn gốc từ  từ “recessus” trong tiếng Latin, có nghĩa là sự thụt lùi.

Một định nghĩa phổ biến về suy thoái kinh tế là hai quý liên tiếp (hoặc lâu hơn) có tổng sản phẩm quốc nội âm. 

Theo Wikipedia thì suy thoái kinh tế là sự tụt giảm kinh tế một cách đáng kể và kéo dài nhiều tháng trên quy mô cả nước, thể hiện qua sự tụt giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tình hình việc làm, sản xuất công nghiệp và bán lẻ.

CÁC CUỘC SUY THOÁI KINH TẾ Ở MỸ

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), suy thoái kinh tế toàn cầu có vẻ như xảy ra theo chu kỳ là từ 8 đến 10 năm.

Ở Mỹ, từ năm 1980 đến giờ đã xảy 8 giai đoạn mà nền kinh tế phát triển âm, kéo dài lâu hơn 1 quý tài chính. Trong đó, 4 giai đoạn được xem là suy thoái kinh tế:

  • Tháng 7/1981 – Tháng 11/1982: 15 tháng
  • Tháng 7/1990 – Tháng 3/1991: 8 tháng
  • Tháng 3/2001 – Tháng 11/2001: 8 tháng
  • Tháng 12/2007 – Tháng 6/2009: 18 tháng

Lần suy thoái gần nhất cũng đã 10 năm. Cuộc suy thoái toàn cầu 2009 đó là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới, có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Mỹ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010. Mức độ và quy mô của đợt suy thoái này lớn đến mức người ta gọi nó Đại Suy thoái (Great Recession).

Tốc độ tăng trưởng GDP hàng quý giai đoạn 2005-2009

ẢNH HƯỞNG ĐẾN STOCK MARKET

Chỉ số S&P 500 khoảng từ 1980 đến nay – Nguồn macrotrends.net
Lịch sử 100 năm chỉ số Dow Jones (Log Scale) –  Nguồn macrotrends.net

Hầu hết ai cũng biết là stock market sẽ xuống khi có suy thoái kinh tế. Mà hổm nay thiệt tình là market đi lên, đi xuống quá ghê luôn, làm ai nấy đều sợ.

Dữ liệu từ các đợt suy thoái gần nhất cho thấy S&P 500 có thể giảm đến khoảng 50%.

Thống kê 85 năm gần nhất về Dow Jones (DJIA) cho thấy (nguồn thinkadvisor.com):

  • Trong giai đoạn phát triển:
    • Trung bình DJIA tăng 0.048% / ngày
    • DJIA tăng mạnh nhất 15.34 % / ngày (March 15, 1933)
    • DJIA giảm mạnh nhất 22.61 % / ngày (October 19, 1987)
  • Trong giai đoạn suy thoái: 
    • Trung bình DJIA giảm 0.045% / ngày.
    • DJIA tăng mạnh nhất 14.87 % / ngày
    • DJIA giảm mạnh nhất 13.41 % / ngày

Có một số điểm có thể hơi bất ngờ:

  • Ngày thị trường sụt giảm tồi tệ nhất (October 19, 1987) xảy ra trong giai đoạn thi trường đang phát triển, chứ không phải giai đoạn suy thoái. Có nghĩa là khi market đang lên mình cũng có thể mất tiền như chơi.
  • Ngày thị trường tăng mạnh nhất (March 15, 1933) là chỉ 2 tuần sau khi Đại Khủng Hoảng (Great Depression) kết thúc. Có nghĩa là khi market đi xuống cũng có thể là cơ hội vàng để làm giàu.

Mấy điểm này gợi nhớ lại câu nói bất hủ của thái sư phụ Warren Buffett: “Hãy biết sợ khi người khác đang tham lam và hãy tham lam khi mọi người đang sợ hãi”.

Đúng là Warren Buffett nói rất chí lý. Nhưng để làm được thì cực kỳ khó. Chẳng đâu xa, điển hình vào ngày Dec/24/2018 cuối năm trước, bà con ai nấy đều hoảng loạn và bán tháo stock quá chừng vì thấy stock rớt quá khủng khiếp. Nhưng đúng vào ngày sau đó thì stock bắt đầu lên như tên bắn trong nhiều tháng liền.

Đương nhiên cái gì có lên thì sẽ có xuống. Một số điều chúng ta có thể lưu ý là, trong giai đoạn suy giảm kinh tế, những cổ phiếu trả cổ tức cao (high yield stocks) như mảng hàng tiêu dùng nhanh (Fast-Moving Consumer Goods, viết tắt FMCG), dược phẩm (pharmaceuticals) và thuốc lá (tobacco) có khuynh hướng giữ được giá hơn. Nhưng mà khi kinh tế bắt đầu phục hồi thì những cổ phiếu tăng trưởng (growth stocks) có khuynh hướng phục hồi nhanh hơn.

CÁC ẢNH HƯỞNG KHÁC

  • Real Estate:  Thị trường bất động sản thường suy yếu trước khi suy thoái kinh tế, và kéo dài lâu hơn suy thoái kinh tế.
  • Unemployment: Tình hình thất nghiệp sẽ rất cao trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Người lao động có trình độ thấp, học vấn thấp và thanh niên sẽ dễ mất việc làm.
  • Divorce rates: Thống kê cho thấy tỷ lệ ly dị giảm đi (chứ không phải tăng lên) trong giai đoạn Đại Khủng Hoảng (Great Depression) và Đại Suy Thoái (Great Recession)

CÁC CHỈ SỐ DỰ BÁO SUY THOÁI KINH TẾ

Các chỉ số (indicators) dự báo suy thoái kinh tế:

  • Lãi suất trái phiếu đảo ngược (Inverted yield curve)
  • Sự thay đổi tỷ lệ thất nghiệp (unemployment rate)
  • Leading Economic Index (LEI)
  • Sự giảm tài sản và mức nợ tăng.

Gần đây tất cả các báo chí đều nhắc đến “Inverted Yield Curve” sẽ dẫn đến suy thoái kinh tế. Vậy nó là gì, tại sao người ta lại sợ đến ăn không ngon, ngủ ko yên?

Các bài viết tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận và đào sâu hơn về các chỉ số này và góp ý cho nhau các giải pháp để bảo vệ chúng ta nếu thực suy thoái kinh tế xảy ra.

6 thoughts on “Suy thoái kinh tế và những ảnh hưởng của nó”

  1. Trung cảm ơn anh Phương, anh Đức, Quyên và Thưởng đã để lại comment nhé. Những bài tiếp theo Trung cũng hi vọng cung cấp được thông tin hữu ích cho các anh chị.

  2. Thưởng Trần

    Bài viết chứa nhiều thông tin thú vị lắm. Cảm ơn Trung đã bỏ thời gian và công sức ra để research và viết bài. Đang chờ những bài viết tiếp theo của Trung 🙂

  3. Cám ơn Trung, bài viết rất hay và phân tích rất sâu xa! Một cái mình nên để ý là recession không bắt đầu 15 tháng (average) sau yield curve inverted, trong thời gian này đủ có thể cho mình “từ từ” cash out, không phải bán tháo như mấy ngày qua. Một cái nữa là nhiều người nghĩ inverted yield curve lần này có thể là false signal, tại vì kinh tế Mỹ so với những nước khác vẫn rất tốt, do đó không những investors Mỹ, mà investors ngoài nước Mỹ cũng đổ tiền vào Bond, làm cho yield curve inverted.

    1. Trung có may mắn là học chung anh Đức lớp Option thứ 18. Anh Đức thường xuyên có những phân tích và chia sẽ rất hay trên group chat Rủng Rỉnh. Hi vọng cũng sớm thấy được bài viết của anh Đức trên rungrinh.com.

  4. Trần HuyPhương Edward

    Hoan hô Trung đã bỏ nhiều thời gian làm research để viết một bài thật hữu ích về recession, một đề tài mà dạo nầy nghe bàn tán thường xuyên. Mong sẽ sớm được đọc tiếp những bài viết kế của Trung như đã “hứa hẹn” nhé!

Mời bạn để lại comment

%d bloggers like this: