Gia đình Phương với 1 số bạn bè thân vừa đi vacation ở Cancun về. Quá xá là vui. Biển đẹp, phòng sang, thức ăn ngon, phục vụ tận tình, giá cả lại hết sức mềm nữa. Cái phàn nàn duy nhất của Phương là … “1 tuần lễ đi chơi đã qua nhanh quá!”
Khi nghe Phương kể về chuyến đi nghỉ mát nầy, nhiều người đã trợn tròn mắt kinh ngạc. Họ hỏi: “Trời đất, sao ông bạn táo bạo vậy, bộ không nghe nói là bên Mexico đang rất lộn xộn hả? Họ bắn giết, chặt đầu, bắt cóc, hãm hiếp loạn xà bì lên hết kia cà!”
Phương đùa: “Mình phải đi những chỗ nguy hiểm như vầy mới hồi hộp, mới giật gân, mới dzui chớ. Không vô hang hùm thì làm sao lấy được cọp con?” Và Phương giải thích tiếp rằng mấy cái vụ lộn xộn bên xứ Mễ thường xảy ra gần biên giới hoặc sâu trong nội địa, do tranh chấp, thanh toán giữa những băng đảng buôn bán xì-ke ma-túy đối chọi nhau, hoặc giữa mấy đám tội ác đó với cảnh sát và quân đội. Chứ còn con số dân thường chết oan vì kẹt giữa lằn tên mũi đạn không có là bao nhiêu cả. Và những người đi du lịch qua xứ Mễ chơi ít khi bị phiền hà ức hiếp gì hết. Vùng Cancun mà Phương đi chơi là xứ biển, ở tuốt bên phía Đông Nam, rất yên bình, chưa hề xảy ra những vụ bạo động, và Phương cùng gia đình, bè bạn đã không bao giờ cảm thấy không an toàn lúc ở chơi và đi lại vòng vòng chỗ đó.
Họ vẫn không tin: “Báo chí đăng ầm ầm tin tức mấy cái vụ giết người bên Mễ, nghe hoài ớn lắm. Mấy người bạn Mễ của tôi còn sợ về Mễ thăm nhà nữa kìa.”
Phương cười phì: “Thì cũng giống như nhiều người Việt mình cũng đâu dám về Việt Nam đâu. Tại sao anh chị chịu nghe, chịu tin những tin tức đăng trên báo mà không chịu nghe, không chịu tin người đã đích thực ‘been there, done that’ vậy cà? Phương đâu có phải là travel agent đâu, Phương quảng cáo dóc dùm Cancun thì được lợi lộc khỉ mốc gì chớ?”
Họ vẫn lắc đầu: “Nói chung … cả nước Mễ đều không an toàn, đều là chỗ không nên đi!”
Trời đất, nếu suy luận kiểu nầy thì San Jose cũng là “tử địa” rồi, vì San Jose cùng chung một tiểu bang với Los Angeles, và còn rất gần với Oakland nữa — mà mấy cái chuyện cướp bóc, hãm hiếp, giết người ở 2 nơi nầy đâu có ít đâu!
Số người “nhẹ dạ”, tin theo răm rắp những tin tức trên báo, trên mạng, trên radio, TV kiểu nầy không phải là ít. Họ quên rằng hầu hết tin tức được loan ra đều là tin xấu, bởi vì tin tốt … chả có ai thèm nghe. Người ta chỉ nói về chiếc máy bay bị rớt, cái cầu bị gẫy, số lượng người bị mất việc. Ai mà đả động tới hàng ngàn chiếc máy bay vẫn bay, hàng trăm ngàn cây cầu vẫn đứng, hàng triệu người vẫn thức dậy đi làm mỗi sáng Thứ Hai. Bởi vì họ cứ nghe và cứ tin những mẫu tin thời sự đầy bi quan, nên họ dòm cả thế giới qua tròng mắt kính màu xám xịt. Và họ bỏ lỡ, đánh mất biết bao nhiêu cơ hội, dịp may.
Theo một cuộc thăm dò gần đây của Prudential Financial (họ đã phỏng vấn 1,274 người Mỹ trong độ tuổi từ 35 đến 70), thì có tới 58% người nói rằng họ đã “mất hết lòng tin” với thị trường chứng khoán, còn 45% thì cho biết rằng họ sẽ không bao giờ bỏ một đồng nào vô mua stock nữa. Đây là một điều đáng buồn, bởi vì tuy thị trường chứng khoán có những năm xuống te tua, trên đường dài, stock vẫn đi lên. Trong 20 năm qua, tính luôn cả 1 lần bể bong bóng “dot com” và 1 lần bể bong bóng nhà cửa, chỉ số S&P 500 vẫn tăng trung bình 9.14% mỗi năm. Có nghĩa là nếu bạn bỏ $10,000 ra mua S&P 500 stock market index vào ngày 1/1/1991, thì tới cuối năm 2010, bạn có được $52,686. Còn nếu bạn muốn “ăn chắc mặc bền” và để tiền trong ngân hàng với mức lời 2% mỗi năm, thì $10,000 của bạn chỉ lên thành $14,568 thôi. Nếu 20 năm sau là lúc bạn sẽ về hưu, và tương lai của bạn phụ thuộc vào quyết định đầu tư của bạn ngày hôm nay, thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ bỏ tiền vô bank hay vô stock? Bạn muốn chắc chắn sẽ có được $14,568 hay chịu khó bềnh bồng một chút để được $52,686 đây?
Tối khuya hôm qua, có một người (Phương sẽ gọi người đó là “cháu ngoan” vì người đó hết kêu Phương bằng cha xong rồi đổi thành ông nội) đã ghé thăm RủngRỉnh.com và “nhắn nhủ” lại như vầy (nguyên văn): “Thang cha nay bo lao thiet. 400 dollars mot nguoi ma nhan len 1,000 students la thang cha Phuong nay bo tui vo 400,000.00 nhu choi. Thi dung roi, ong tro thanh Millionair sau khi mo vai lop hoc nay de du khi nhung nguoi nhe da. Con nhung students thi lam gi thay duoc tien vo dau, 400 bucks is gone with the wind into his pocket. Ba gia no do ba sao, do nham nhi, nhan nut bien dum toi di ong noi Phuong oi.”
Tức cười ghê, tại sao đề cao Phương dữ vậy, lớp học Phương chỉ dạy từ mười mấy người, rồi lên thành hai mươi mấy người, và bây giờ có con số học viên tối đa là 36 người, mà cháu ngoan lại cho là tới 1,000 students. Wow, đã dám nói bự thì tại sao ngừng ở đó làm gì, sao không nói luôn là Phương dạy 10,000 học viên thì sẽ thu được 4 triệu đô luôn cho nó bảnh? Mà nếu thật sự Phương dạy được thiệt là đông học trò và kiếm được thiệt là nhiều tiền đi, thì điều đó có gì là sai quấy không, nhất là khi Phương deliver được những điều Phương đã hứa hẹn? Hãng Apple bán một cái iPhone lời mấy trăm đô, vậy mà nó vẫn “dám” bán tới hằng mấy trăm triệu cái, lời tới tỷ tỷ đô, tại sao mình không kêu cán bộ tới lập biên bản, kêu công an tới bắt hết đám tư sản mại bản đó bỏ tù hết đi cho rồi?
Cháu ngoan chưa đến lớp 1 ngày nào, chưa nghe qua 1 bài giảng nào mà sao dám quả quyết là tiền học phí sẽ “gone with the wind”? Nếu cháu ngoan đần độn, học không hiểu, nhét không vô thì vẫn có thể đòi lại 100% tiền học phí được mà. That’s my iron-clad guarantee. Có gì là mất mát đâu? Cháu ngoan chê bai những người đi học lớp của Phương là “nhẹ dạ”, là “bị dụ khị”, vậy chứ tính đa nghi, ngờ vực của cháu ngoan đã giúp cháu ngoan giàu được tới đâu rồi? Nếu cháu ngoan biết được cách đầu tư nào tốt hơn đầu tư vô stock, làm ơn vòng lại đây viết thêm vài hàng chỉ bảo dùm cho với. Phương hứa sẽ tiếp tục đăng nguyên văn những lời của cháu ngoan, dù vô học thức và khiếm nhã tới đâu (miễn là đừng xài từ ngữ tục tiểu). Còn nếu cháu ngoan thực sự giỏi, mời cháu ngoan hãy mở lớp dạy, Phương hứa sẽ ghi danh đóng học phí theo học liền (nhưng nhớ cũng phải có money-back guarantee à nhe).
Dĩ nhiên, Phương có thể dễ dàng bấm nút “delete” để quăng nguyên cái comment của cháu ngoan vô thùng rác. Nhưng Phương sẽ giữ nó trên RủngRỉnh.com để nhắc nhở bà con rằng “dễ tin quá cũng dở mà nghi ngờ quá cũng thua”. Và những con người đầy hận thù ganh ghét thì sẽ không bao giờ thảnh thơi, rủng rỉnh.
Ban co the post nhung hoc vien tieu bieu,nhung ai da dat duoc mot thanh cong cu the nao do qua lop hoc cua ban khong?
Rất nhiều học viên đã để lại cảm nghĩ sau khi học xong trên website nầy. Một số người còn “khoe khoang thành tích” của họ nữa. Bạn cứ từ từ dạo quanh nơi đây và tìm đọc đi nha.
Tai sao phai la Cancun? O My co 50 tieu bang, co biet bao nhieu bien dep, thuc an sach se nhat tren the gioi. Neu khong di du lich o My thi qua Europe cho van minh mot ti, chu het di Viet Nam lai qua Mexico chi vi do an re tien, dung khong Phuong?
Không nhớ tại sao mà Phương đã không trả lời cái comment nầy trên 1 năm nay. Bữa nay coi như có “ngẫu hứng” trả lời người bạn “văn minh” nầy một tí.
Ông bà mình có nói “chín người, mười ý”. Bên Mỹ cũng có 1 câu từa tựa “different strokes for different folks”. Sở thích đi du lịch cũng như nhạc mình nghe, food mình ăn, quần áo mình mặc … là cái riêng tư của từng người. Tự cho rằng cái mình thích là cao hơn, sang hơn cái của người khác thích thì hình như có vẻ hơi bị “chảnh” một chút đó.
Từ nhỏ, Phương đã rất mê những vở cải lương của Hà Triều Hoa Phượng, như là “Bên Cầu Dệt Lụa” và “Tiếng Trống Mê Linh”. Phương cứ nghe đi nghe lại hằng trăm lần, tới thuộc lòng từng câu từng lời luôn lận. Đã có không ít những người “văn minh” cho rằng Phương “cù lần” vì “thời buổi nầy mà còn cứ nghe cải lương”. Họ coi cải lương là thứ “hạ cấp” dành cho những người miệt vườn miệt ruộng. Hì hì, tức cười ghê, tức cười tới nổi Phương chả bao giờ thèm cãi lại làm gì.
Ừa, thì mình cù lần, qua Mễ chơi là tại vì mình thích ăn đồ rẻ tiền bên đó. Với lại nhạc bên Mễ nghe giông giống như cải lương, hợp với lỗ tai của mình hơn. Cám ơn người bạn văn minh đã nhắc nhở mình là nên đi những nơi sang trọng như Europe. Mình đã có đi thử 3-4 lần rồi, nhưng cũng giống như dân Chắc-Cà-Đao ra Sài Gòn, thấy hổng kết lắm.
🙂
Cám ơn Quốc đã mạnh dạn đứng ra “bênh vực” cho … môn phái (?) của mình. Có được một “sư đệ” tri kỷ như Quốc quả là điều tâm đắc. Từ nay, con đường hành hiệp giang hồ của Phương sẽ đở chông gai hiểm hóc hơn bởi vì Phương biết rằng sẽ có Quốc yểm trợ khi cần thiết (miễn sao đừng kêu tới Quốc lúc đang bị vợ sai bảo, đúng không?)
Thấy Quốc đề cập tới bài hát “Chuyện Thường Tình Thế Thôi”, Phương tò mò quá phải lên internet mò kiếm nghe thử. Wow, bài nầy hay quá, nhất là qua giọng hát của Hồng Ngọc (I also just listened to her for the first time ever!) Phương thích nhất câu “Dẫu có buồn, dẫu có vui, vẫn là kỷ niệm.”
Cám ơn Quốc đã giúp biến một vụ việc hơi bực bội thành một kỷ niệm đẹp và hay. Vài chục năm sau, có đọc lại những lời văn tếu tếu của Quốc, chắc chắn thế nào Phương cũng sẽ tủm tỉm cười.
Hi Master Phương,
Trong lớp học có nghe Master Phương nói và sau khi ghé thăm Rủng Rỉnh đọc bài viết “Đa nghi và nhẹ dạ” thì đệ tử Quốc hiểu ra rằng:
1. Rủng Rỉnh hay môn phái “Phương Rủnh Rinh” đã nổi tiếng và vanh danh thiên hạ rồi bởi vì có người đố kị và ganh ghét(có thể vì tương lai lớn mạnh của môn phái “Phương Rỉnh Rỉnh”)
2. Thông thường thì người ta chỉ đố kị va ganh ghét với người tài giỏi hơn mình.Như vậy chứng tỏ Master Phương là người giỏi, thông minh, và nhìn xa thấy trước hơn “cháu ngoan”.
3. Sự nhiệt tình và hăng say trong việc giảng dạy, cộng với đảm bảo hoàn trả lại học phí nếu không hài lòng vì bất cứ lý do gì sau lớp học, chứng tỏ Master Phương ham thích dạy học và truyền dạy nhũng điều hay cho người khác
Người giỏi và nổi tiếng luôn bị ganh ghét và dèm pha, nó giống như bài hát “Chuyện Thường Tình Thế Thôi”, mong rằng Master Phương coi chuyện “cháu ngoan” như ghe bài hát “Chuyện Thường Tình Thế Thôi.
Mong rằng Master Phương tiếp tục giảng dạy và phát triển môn phái “Phương Rỉnh Rỉnh” tiêp tục lớn mạnh.
Đệ tử “Phương Rỉnh Rỉnh”
Quốc Huỳnh
7-10-2011