Học đầu tư hiệu quả với 7 bước cho mọi người

dau tu hieu qua

Học đầu tư là việc rất quan trọng trong cuộc đời của mọi người. Học đầu tư chính là chúng ta học cách dùng tiền để làm ra tiền. Nhưng đầu tư không hề dễ dàng, 90% những người tham gia đầu tư đều thua lỗ. Đầu tư là một môn học mà bạn phải học. Một trong những quan niệm sai lầm về đầu tư là cứ nghĩ rằng có tiền là có thể đầu tư, không đơn giản thế đâu. Trước tiên bạn cần phải học, học để biết cách bắt đồng tiền làm việc cho bạn. Sau đây là 7 bước để bạn có thể bắt đầu việc học đầu tư của chính mình.  

1. Học: Trước khi làm bất cứ điều gì thì bạn cũng phải biết và hiểu về điều đó. Để có thể biết và hiểu chỉ có một cách duy nhất là bạn phải học. Trong cuốn sách “bí mật tư duy triệu phú” của T. Harv Eker, ông đã nói thế này, một trong những sự khác biệt của người giàu và người nghèo đó chính là : “người giàu học hỏi mọi lúc mọi nơi, người nghèo luôn cho rằng mình đã biết tất cả”. Hãy hy sinh vài tiếng đồng hồ của bạn đi dạo trong nhà sách và để ý xem cuốn sách nào thực sự gây hứng thú với bạn. Nếu bạn thực sự quan tâm tìm hiểu về lĩnh vực đầu tư tài chính thì bạn không thể bỏ ra những tựa sách bán chạy nhất thế giới này: dạy con làm giàu, bí mật tư duy triệu phú, suy nghĩ và làm giàu v.v… Ngoài ra, bạn hãy tham gia hội thảo, đăng ký các khóa đào tạo bởi vì ở đấy bạn sẽ gặp được những con người cùng chí hướng với bạn. Quan trọng hơn ở đó có những con người đã thành công trên con đường mà bạn mong muốn, trích lời ông Robert Kiyosaki tác giả bộ sách nổi tiếng “dạy con làm giàu” cách thành công tốt nhất là hãy học từ những người thành công, cách học đầu tư tốt nhất là hãy học từ những người đầu tư thành công.

2. Tiết kiệm: Nếu bạn không còn nhớ số lần mà bạn bị vỡ kế hoạch tiết kiệm thì điều đó có nghĩa là bạn cần phải thay đổi kế hoạch tiết kiệm của mình ngay. Hãy làm theo phương châm “trả cho chính mình trước”, ngay sau khi bạn có một khoản tiền bất kỳ nào đó, hãy trích một khoản ra để tiết kiệm, khoản tiền này không được dùng để làm bất cứ việc gì khác ngoại trừ tích lũy dần để phục vụ cho công việc đầu tư sau này. Tùy theo tình hình tài chính cá nhân của mỗi người, mà bạn trích ra một khoản phù hợp với trường hợp của mình, nhưng ít nhất phải là con số 20%.

  • 10% tiết kiệm dùng để làm số vốn đầu tư ban đầu về sau này của bạn. Hãy đảm bảo chắc chắn rằng số tiền bạn đầu tư không ảnh hướng đến quá trình sinh hoạt thường ngày của bạn.
  • 10% dùng để học đầu tư. Nếu bạn không muốn mất tiền của mình, tốt hơn hết bạn hãy đăng ký những khóa học bổ ích trước khi bạn bắt đầu đầu tư.

3. Sử dụng tiền hiệu quả: Trước tiên bạn cần phải xác định tiền nào cũng là tiền, không nên phân biệt tiền nhỏ tiền lớn gì cả. Mỗi một đồng tiền bạn làm ra đều là kết quả công sức mồ hôi của bạn. Bạn có biết rằng, nếu bạn phung phí một đồng tiền trong ngày hôm nay, là bạn đã cho qua một cơ hội đầu tư tuyệt vời của ngày mai không? Tại sao tôi lại nói như thế? Chúng ta hãy cùng nhau xem lại hai khái niệm cơ bản là tài sản và tiêu sản trong bộ sách dạy con  làm giàu :

  • Tài sản: là những thứ sẽ bỏ tiền vào túi của bạn, thí dụ như nhà cho thuê, xe cho thuê v.v… Những cái sẽ cho bạn một dòng tiền thu nhập thụ động một cách đều đặn.
  • Tiêu sản: là những thứ sẽ lấy tiền trong túi của bạn, thí dụ như điện thoại mới, quần áo mới v.v… bạn mua không phải vì nhu cầu cần thiết mà vì sĩ diện, trả thủ đời.

Khi bạn phung phí một đồng tiền của bạn trong ngày hôm nay vào tiêu sản, trước tiên tiêu sản sẽ lấy tiền trong túi của bạn đi, ngoài ra tiêu sản còn là những thứ bị giảm giá trị theo thời gian và không mang lại dòng tiền trong tương lai. Điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ không có tiền để bỏ vào tài sản, trong khi đó tài sản mới là cái thực sự giúp bạn giàu có. Hãy xem những đồng tiền của bạn như là những công nhân đang làm việc cho bạn, và bạn có nhiệm vụ là phải hướng dẫn họ đi vào con đường tạo ra tài sản. Khi bạn đang phung phí một đồng tiền của bạn vào tiêu sản điều đó cũng có nghĩa là bạn đang giết chết một người công nhân làm việc của bạn đấy.

4. Xây dựng muc tiêu đầu tưTrong những hoàn cảnh và độ tuổi khác nhau, chúng ta sẽ có những mục tiêu khác nhau. Mục tiêu của một người sắp nghỉ hưu sẽ khác với mục tiêu của một cô cậu sinh viên trẻ tuổi. Mục tiêu của người đang làm ra nhiều tiền khác với mục tiêu của những ai đang trắng tay. Hãy xem xét lại thật cẩn trọng, mục tiêu đầu tư của bạn là gì với các gợi ý sau đây :

  • Bảo vệ tiền của mình trước nguy cơ lạm phát
  • Cần một khoảng tiền nhất định trong tương lai 5 năm, 10 năm nữa
  • Chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu trong vòng 20 năm
  • Xây dựng một quỹ đại học cho con cháu trong vòng 5 năm

Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu nói “đầu tư là rủi ro”. Vâng, tôi thừa nhận câu này đúng, bởi vì cái gì cũng có rủi ro cả chứ không riêng gì đầu tư. Mỗi ngày trên thế giới này đều có xảy ra tai nạn giao thông, vậy đi xe ngoài đường có rủi ro không? Chắc chắn là có, nói vậy là bạn cứ phải ở mãi trong nhà, không tham gia giao thông sao? Thật vô lý! Thậm chí việc bạn để tiền ở ngân hàng cũng có rủi ro. Rủi ro luôn có mặt ở tất cả mọi nơi chứ không riêng gì đầu tư. Vấn đề không nằm ở chổ rủi ro, vấn đề nằm ở chổ khả năng quản lý rủi ro. Chính vì quản lý được rủi ro nên bạn mới dám lái xe ngoài đường, chính vì quản lý được rủi ro nên bạn mới dám gửi tiền ở ngân hàng. Vậy chỉ cần quản lý được rủi ro trong đầu tư là bạn có thể hoàn toàn yên tâm đầu tư. Bước quan trọng nhất trong việc quản lý rủi ro là bạn phải tự trả lời câu hỏi này : “khả năng chấp nhận rủi ro của tôi đến đâu?” Trước khi bạn đầu tư bạn phải xác định được mức độ chấp nhận rủi ro của chính mình. Nếu tình huống trở nên xấu đi và làm mất tiền của bạn thì mức độ mà bạn có thể chấp nhận là bao nhiêu phần trăm trên vốn, 5%, 10%, 15% hay 20% chỉ có chính bạn mới có được câu trả lời, và tôi hy vọng rằng con số chấp nhận rủi ro trong 1 giao dịch của bạn không lớn hơn con số 20%.

5. Xác định loại hình đầu tưNói đến loại hình đầu tư, chắc hẳn trong đầu của bạn có rất nhiều loại hình như : gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng, trái phiếu, cổ phiếu, vàng, bất động sản, forex, futures, options v.v… và bạn nghĩ tôi sẽ đề nghị bạn chọn một trong những cái như đã nêu ở trên đúng không? Vậy bạn sẽ chọn loại hình đầu tư nào? Chắc bạn cũng muốn biết lời đề nghị của tôi rồi đúng không? Lời nghị của tôi là hãy chọn tất cả, vâng tôi lập lại lần nữa, hãy chọn tất cả. Bởi vì bạn cần phải xây dựng cho cả một danh mục đầu tư dài hạn, danh mục đầu tư dài hạn của bạn phải bao gồm rất nhiều loại tài sản khác nhau, thậm chí là tài sản ở rất nhiều quốc gia khác nhau. Bảng chi tiết sau đây sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về các loại tài sản.

taisan

 

Như bạn thấy, tương ứng với mỗi loại tài sản chúng ta sẽ có mức độ yêu cầu quản lý rủi ro khác nhau. Như phần trên đã có nói vấn đề không nằm ở chổ rủi ro, vấn đề nằm ở chổ khả năng quản lý rủi ro. Tùy theo khả năng quản lý rủi ro cũng như là khả năng tài chính hiện tại, bạn sẽ hiệu chỉnh lại con số tỉ lệ phần trăm trong từng nhóm tài sản. Nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng, trong danh mục đầu tư của bạn phải có tất cả các phân loại tài sản kể trên. Và bạn cũng không nên dừng lại ở lãnh thổ biên giới của một quốc gia nào đó, hãy phân bố danh mục đầu tư của bạn ra nhiều quốc gia khác. (ví dụ như : Hoa Kỳ, Khối liên minh châu âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc v.v…)

6. Mua và nắm giữ: Khi thị giá xuống, bạn đã bán quá sớm và rồi bị thua lỗ, khi thị đi lên, một lần nữa bạn lại bán quá sớm và tự giới hạn lợi nhuận của mình. Đừng quá tập trung vào sự biến động ngắn hạn của thị trường. Bạn đang đầu tư, và đầu tư thì cần phải có thời giản để khoản đầu tư của bạn phát triển tăng trưởng. Đừng để sự sợ hãi và lòng tham nhất thời chiếm lấy con người bạn. Trước khi bạn đưa ra quyết định bán, bạn hãy tự hỏi chính mình : “Vấn đề không phải là bán, vấn đề nằm ở chổ tại sao phải bán?” Nếu những lý do mà bạn đưa ra không xuất phát từ yếu tố khách quan và có cơ sở rõ ràng thì đó chỉ là sự sợ hãi và lòng tham nhất thời của bạn mà thôi. Có một cách thức vô cùng hiệu quả để tránh trường hợp này, chính là đừng cố gắng tranh thủ mọi  lúc mọi nơi để xem xét sự biến động của thị trường. Hãy nhớ lấy câu này “đầu tư là dài hạn”

7. Điều chỉnh danh mục đầu tư“Đầu tư là dài hạn” nhưng bạn cũng không nên bỏ mặc danh mục tài khoản của bạn quá lâu. Vì tình hình diễn biến của thị trường sẽ thay đổi do đó danh mục đầu tư của bạn cũng nên có sự hiệu chỉnh sao cho phù hợp với tình hình thị trường lúc bấy giờ. Cứ mỗi ba tháng, bạn nên có một lần xem xét lại danh mục đầu tư của mình. Cứ mỗi năm, bạn nên có một lần hiệu chỉnh danh mục đầu tư của mình. Tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế khi đó mà bạn có thể xem xét nâng cao hoặc là giảm bớt tỉ lệ phân trăm của phân nhóm tài sản nào đó. Sau đây là bảng hiệu chỉnh được sử dụng nhiều nhất.

Học đầu tư đòi hỏi phải có thời gian để chuyển hóa con người của bạn, đừng bao giờ nghe theo những lập luận kiểu như phương pháp làm giàu nhanh và siêu nhanh. Bất cứ thứ gì cũng cần phải có thời gian cả, bạn không thể sinh ra một đứa trẻ trong một tháng bằng cách làm có thai chín người phụ nữ được.

co bau

4 thoughts on “Học đầu tư hiệu quả với 7 bước cho mọi người”

  1. Bài viết của Đạt rất hợp ý tôi. Cám ơn Đạt nhé! Chỉ tiếc mình không còn trẻ nữa thôi. Nhưng cũng chả sao, càng già thì càng có thời gian rổi rảnh để học hỏi và nghiên cứu thêm cho con cháu chúng nó nhờ.

  2. Trần HuyPhương Edward

    Hahaha, anh khoái nhất là câu cuối của Đạt “bạn không thể sinh ra một đứa trẻ trong một tháng bằng cách làm có thai chín người phụ nữ được”. Mình mà làm 9 cô nương có thai cùng 1 lượt thì vừa … tiêu sản, vừa tiêu … mạng luôn đó Đạt ơi!

Leave a Reply to Trang Hoàng Cancel reply

%d bloggers like this: