“Đừng bỏ cuộc. Cố gắng lên!” Mình thường nghe người ta động viên nhau bằng câu này khi gặp những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Chắc bạn sẽ nói: Câu này xưa lắm rồi bà nội, ai mà không biết. Bà nhắc làm gì?
Tôi nhắc vì mấy chữ tưởng chừng như đơn giản này đã thay đổi cuộc đời tôi rất nhiều. Tôi sinh ra trong gia đình có 6 anh chị em, ở một huyện nghèo thuộc tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Nhà tôi là 1 trong những gia đình nghèo nhất huyện. Xong cấp 3, tôi thi đậu đại học nhưng mẹ bảo tôi rằng bà không thể lo cho tôi học lên đại học , vì bà không kham nổi chi phí cho 4 năm đại học của tôi. Tôi buồn và mường tượng đến tương lai của mình là sẽ lấy 1 anh cùng làng, buôn thúng bán gánh nuôi mấy đưá con nheo nhóc. Ối trời ơi, tôi không muốn. Tôi xin mẹ cho tôi tiếp tục việc học, vừa học vừa làm, tự trang trải mọi chi phí. Học xa nhà, vật lộn với đèn sách, nhiều loại công việc làm thêm, “tự xử” mọi khoản chi phí của đời sinh viên…. Nhiều lúc tôi thấy mình bế tắc, mệt mỏi, muốn bỏ cuộc. Nhưng tôi tự nhủ “Cố gắng lên!”….. Sau 4 năm, cầm tấm bằng đại học trong tay đi đôi với công việc trong 1 công ty nước ngoài, lương kha khá. Tôi thấy được giá trị của việc không bỏ cuộc.
Kết hôn, được chồng bảo lãnh qua U.S., tôi bắt đầu cuộc sống mới “vừa đi, vừa mò”. Xin vào làm việc tại một văn phòng làm dịch vụ bảo lãnh: mức lương tối thiểu, việc nhiều nhân viên ít, nhiều ngày không có cả giờ lunch, chủ Việt Nam mưa nắng thất thường, thêm cảnh ma cũ bắt nạt ma mới. Có những ngày đi làm về tôi chỉ biết khóc vì ấm ức, nản muốn nghỉ việc ngay hôm sau , nhưng tôi lại tự nhủ “Tôi làm được! Đừng bỏ cuộc”. Thời gian trôi cộng với cố gắng, tôi không còn là ma mới, mà đã là “ma đại ca”, chủ cũng trọng dụng tôi hơn. Mỗi ngày đi làm không còn nặng nề, ấm ức mà đầy thoải mái, tự tin. Tôi thấy được giá trị tuyệt vời của việc không bỏ cuộc.
Sau nhiều năm làm việc, tôi quyết định xin nghỉ, ra mở văn phòng riêng. Nghe lý do nghỉ việc của tôi, vợ ông chủ cười khẩy, bảo: “Ừ, vậy thì ráng làm nhé, đừng rộn rã khai trương rồi âm thầm đóng cửa”. Cũng như các business mới trong nền kinh tế năm 2011 vẫn còn slow do dư âm đợt khủng hoảng Housing, tiệm mới chưa có khách. Tôi mỗi ngày đối mặt với bài toán income – expenses. Nhìn những ngày văn phòng vắng hoe, phone cũng chẳng thấy reng, income lèo tèo, cuối tháng kết toán thấy net income còn ít hơn những ngày làm công, trong khi thời gian bỏ ra gấp đôi, tâm sức bỏ ra gấp 3. Nản! Nhưng tôi lại nói với mình “Tôi làm được! Đừng bỏ cuộc”. Tôi xốc lại tinh thần, cố gắng hơn về mọi mặt. Ngày qua ngày, văn phòng tôi có khách nhiều hơn, đều đặn hơn, income ổn định hơn. Tôi đã rất tự hào về quyết định “ra riêng” của mình. Tôi thấy được giá trị trên cả tuyệt vời của việc không bỏ cuộc.
Tôi biết những câu chuyện cuộc đời tôi chỉ bé tí tẹo, chẳng có gì to tát, ghê gớm. Tôi cũng biết tôi sẽ còn gặp nhiều khó khăn ở quãng đời còn lại, nhưng tôi vẫn muốn chia sẻ với các bạn – những người có chung chí hướng làm giàu như tôi – sự kỳ diệu của 6 từ “Không Bỏ Cuộc” và “Cố Gắng Lên” mà tôi đã cảm nhận được.
“Không Bỏ Cuộc” là cây bút chì để ta vẽ lên bức tranh Tương Lai của chính mình. Bạn muốn vẽ gì? Một túp lều rách hay một ngôi nhà lớn trên đồi?
“Cố Gắng Lên” là thỏi màu để ta tô ý nghĩa cuộc đời mình màu sắc hơn.
Nếu cuộc sống đá cho bạn một cú? Đừng bỏ cuộc! Cứ đưa mông để nó đá bạn về … phiá trước 🙂
Bai` viet that la` hay! ca’m on ta’c gia~.
Cam on bai viet cua Chi da giúp em lấy lại tinh thần sau khi bị cuộc sống đá vài cú
Hi Thu
Cảm ơn em đã đọc bài.
Cũng muốn chia sẻ thêm lắm, nhưng không biết Mở Bài – Thân Bài – Kết Luận thế nào. Chị hơi bị “ngắn” trong khoản văn chương. Chị sẽ cố gắng.
Chúc em luôn vui và mạnh khoẻ.
Cảm ơn chị P. Mỹ. Rất mong đc đọc thêm những kinh nghiệm hay như này. Chị còn bài học nào hay khi kd có thể chia sẻ tiếp cho mọi cùng đọc có đc ko ạ?
“Vạn sự khởi đầu nan” nhưng “Gian nan đừng có nản” đó là phần thưởng cao quí nhất cho những người như Phương Mỹ.
Phương Mỹ cũng chẳng khác nào những danh nhân trên thế giới này, vì đâu đó mình đọc được hai câu của danh nhân đã để lại cho thế hệ này cũng như mai sau:
“Trên bước đường thành công, không có dấu chân của kẻ lười biếng” và
“Hành trang trên bước đường mang theo là lòng kiên nhẫn và sức chịu đựng.”
Cuộc đời của mình cũng đã đi từ gian nan khổ ải chẳng khác gì Phương Mỹ. Mình đã phải bỏ học năm lên lớp 6 vì gia đình phải đi kinh tế mới. Sau đó được đi học lại bổ túc văn hoá và tốt nghiệp lớp 12 vào lúc mình 25 tuổi. Và mãi cho đến năm 37 tuổi, mình mới cằm trong tay EE degree.
Bài viết thật hay! Bài viết rất giá trị và luôn là một bài học qúi giá cho những ai thiếu ý chí, thiếu nghị lực, thiếu sự kiên nhẫn, thiếu sức chịu đựng khi gặp gian nan trắc trở.
Hi anh Việt Anh
Cảm ơn anh đã chia sẻ 1 phần nhỏ cuộc đời của anh. “1 phần nhỏ” vì đến tuổi này, bao nhiêu năm qua, anh Việt Anh đã trải qua rất rất nhiều “cú đá của cuộc sống”, nhưng anh chưa có dịp chia sẻ hết. Học chung lớp với anh, em bói ra được, hihi.
Các câu chuyện của em chỉ nhỏ xíu. Em tin là mỗi bạn tham gia hoặc ghé đọc trang rungrinh.com này ít hay nhiều, đều là những người can đảm, kiên nhẫn, nỗ lực, và có những câu chuyện cuộc đời hay hơn, đáng ngưỡng mộ hơn, chỉ là các bạn chưa lên tiếng thôi :).
Thanks chị Mỹ!!!
Hi bạn Thanh Long
Cảm ơn bạn đã dành thời gian ghé Rủng Rỉnh & đọc bài. Chúc bạn khoẻ
Thiệt là không uổng công anh đã rủ rê, năn nỉ Mỹ viết bài cho Rủng Rỉnh. Em vừa cho ra lò bài viết đầu tiên đã thấy “có chất lượng hoành tráng” rồi! Thiệt là đáng ngại 🙂
Anh hiểu em hơn, nể em hơn khi đọc về cuộc song hồi trước của em, về những cực khổ gian truân mà em đã trải qua. Cũng may là em “lì”, không chịu bỏ cuộc. Chứ không thôi, biết đâu bây giờ em đang ở rẫy trồng rau, nuôi lợn, hoặc mở quán bán thịt cầy ở Biên Hòa, Trảng Bom gì đó. Hú hồn ha!
Mong rang em sẽ sớm đóng góp them nhiều bài viết mới nữa cho Rủng Rỉnh. Excellent job on this first one!
Hi thày Phương
Em rất dở trong khoản viết văn chương, nhưng nhờ sự động viên không mệt mỏi của thày mà em có thể cho ra lò viết bài đầu tiên này. Cảm ơn thày nhiều lắm:)
Nhưng em thấy là, hình như thày có cái nhìn khá bi quan với công việc trồng rau, nuôi lợn hay mở quán bán thịt cày?!!
Nếu em trồng rau, nuôi lợn: biết đâu 1 ngày đẹp trời, thày vào Costco, mua trúng ngay bịch rau sạch, thịt heo sạch “Made in VN” của công ty em.
Nếu em bán thịt cày: biết đâu em không những nổi tiếng trong nước, mà còn có thể xuất khẩu qua cả Korea!
“There is no bad job, the only bad job is not having a job” – Jim Flaherty
Anh đồng ý là nghề nào cũng tốt, miễn là lương thiện và hợp với khả năng trình độ của mình. Hồi thời mới “giải phóng”, nhiều nhà trí thức đã phải đạp xích lô, sửa xe đạp … thì hơi bị uổng. Em trồng vườn rau nho nhỏ sau hè, nuôi 5-6 con heo trong chuồng, khác xa với trồng rau trong green house, nuôi heo công nghiệp xuất khẩu chứ 😉
Bài viết hay, có giá trị về tinh thần. Nó cũng một phần cũa những gì mà tôi đã đi qua. Never give-up.Thanks!
Hi anh Friendly Guy (chắc là anh rồi 😉
“Nó cũng một phần cũa những gì mà tôi đã đi qua” Có phải sau đó nhìn lại, anh thấy mình đã sống những ngày không hoang phí, không cần chắt lưỡi “Giá mà, giá như….” phải không?
Thank you so much for sharing for thought!
Hi chi My, Doc bai cua chị giúp em thêm động lực. Thank you chị nhiều.
Hi Thach Bich
Cảm ơn bạn đã ghé thăm RủngRỉnh & đọc bài.
Chúc bạn luôn mạnh mẽ và thành công nhé.
Thanks C Phương Mỹ.
Những dòng chia sẻ của chị làm cho em thêm tự tin vào con đường mình đã và sẽ đi.
Chúc chị luôn nhiều nghị lực và thành công
Hi bạn Hồ Xuân Quang
Rất vui khi những câu chuyện nhỏ của tôi có thể “chạm” đến bạn.
Cùng cố gắng bạn nhé!!!!
Vâng. “Đừng bỏ cuộc – Cố gắng lên” c nhé.
Thanks for sharing your life experience with us Chị Mỹ! Your post will inspire many of us during our challenging times 🙂
Hi anh Trí, Thank you for spending your valuable time to read my little post. Glad you like it 😉