Hồi chiều, có 1 chị khách vô gặp Phương để bàn chuyện mua nhà đầu tư. Chị ấy kể rằng bạn bè của chị ấy ai cũng nói là bây giờ mà có tiền thì phải mua nhà, vừa được lời nhiều mà lại “chắc cú” nữa. Cho nên chị ấy quyết định gom hết tiền bạc dành dụm xưa giờ ra để mua 1 căn cho thuê (Chị ta đã có 1 căn để ở rồi).
Cái nghề chánh tông hiện tại của Phương là giúp người ta mua bán nhà và vay nợ. Cho nên, khi gặp người khách đang mê đầu tư vô nhà cửa thì đáng lẽ ra Phương phải mau mau tán vô thêm. Nhưng cái miệng ngứa ngáy của Phương lại nhiều chuyện: “Chị ơi, thời buổi nầy mua nhà đầu tư quả là rất tuyệt đó. Giá mua tương đối rẻ nè, tiền lời hết sức thấp, mà cho thuê lại dễ dàng và được giá nữa. Phương mà dư dả thì chắc Phương cũng nhào ra mua 1-2 căn rồi. Nhưng đầu tư bằng cách mua nhà cho thuê cũng có những điều rủi ro đi kèm, chớ không phải chắc ăn trăm phần trăm đâu. Thí dụ như mình mua nhằm căn nhà bị quá nhiều hư hỏng nè, kiếm người cho mướn không ra nè, hoặc là lỡ xui gặp tenants xấu không trả tiền mà còn phá nhà mình nữa… thì sẽ mệt lắm chứ hổng chơi đâu.”
Chị khách nói: “Mình muốn làm giàu thì phải chịu một chút rủi ro chứ. Dù sao đi nữa, đầu tư vô nhà cửa vẫn còn an toàn hơn chơi stocks nhiều, chơi mấy cái thứ đó có khác gì cờ bạc đâu.”
Chà, nói chuyện kiểu nầy sao nghe mà “khíu chọ” quá. Nhè gặp Phương là người rất đam mê nghiên cứu stocks mà phang rằng chơi stocks là cờ bạc thì lặng thinh làm sao nỗi. Nhưng dù gì, chị nầy vẫn là khách của Phương, và Phương hổng thể cư xử hồ đồ được, bèn ráng nhỏen 1 nụ cười 3 phần tươi 7 phần héo và hỏi: “Tại sao chị lại nói chơi stocks là cờ bạc?”
Chị khách trả lời liền: “Thì tại ông xã tui hể bỏ tiền vô stocks là lổ. Càng bỏ vô càng lổ. Lúc nào cũng lổ. Gần như không bao giờ thấy ổng lời. Vậy thì đâu có khác gì qua Las Vegas đánh bài đâu, 9 người thua họa may chỉ có 1 người thắng.”
Phương tò mò: “Vậy ông xã chị thua stocks hồi nào, lâu chưa?”
“Lâu lắc gì. Mới đây thôi.”
“Mới đây? Sao kỳ vậy? Thị trường chứng khoáng đã lên rất mạnh từ đầu năm 2009 tới giờ mà. Gần như nhắm mắt mua đại cũng vẫn có lời như thường … vậy chớ ông xã của chị mua stock gì mà lại lổ?”
“Hình như là ổng mua Citibank, Bank of America, Fannie Mae, Freddie Mac, GM …”
“Trời đất, tại sao ảnh lại chọn mua toàn là những công ty bị thua lổ đậm, từ ngất ngư tới sắp chết không vậy?”
“Ổng nói là mấy cái stocks nầy đã rớt giá quá xá chừng, thành ra rẻ mạt, cho nên mua tụi nó sẽ rất an toàn. Ai dè ổng mua vô xong tụi nó lại xuống tiếp tục thêm ào ào nữa, làm ổng sợ quá bán hết luôn. Chỉ trong vòng 1-2 tháng mà lổ mấy chục ngàn đô tiền mồ hôi nước mắt dành dụm từ bấy lâu nay!”
Chị khách kể tới đây, mặt buồn rười rượi, 2 con mắt đỏ hoe. Phương thấy chị ta xúc động quá rồi nên nín thinh, hổng dám hó hé gì thêm nữa. Nhưng trong bụng thì nhủ thầm: “Cái ông anh nầy mua bán stocks ẩu tả quá, thua là phải đạo rồi. Phải chi ổng đã chịu khó đọc và nghiền ngẫm cái bài blog Giá Cả và Giá Trị của mình thì chắc hổng đến nổi thua tiền thảm thiết tới như vậy.”
Trong giới chơi cổ phiếu ở Mỹ, có 2 thành ngữ khá phổ biến và rất tượng hình. Thành ngữ thứ nhất là “to catch a falling knife” tức là “chụp một con dao đang rớt”. Một vật sắt bén đang rớt mà bạn thò tay ra chụp thì rất dễ bị đứt tay, cụt ngón. Tương tự, một cổ phiếu nào đó đang rớt lụp bụp mà bạn nhào ra mua thì có thể cụt vốn như chơi. Trước khi mua, bạn phải biết tại sao cổ phiếu đó rớt và rớt như vậy có hợp lý không. Bạn chỉ nên bỏ tiền ra mua nếu cổ phiếu đó không có “vấn đề” gì hệ trọng lắm, mà lại bị rớt giá quá đáng. Nói theo kiểu thành ngữ thứ nhì là thị trường đã “throw the baby out with the bath water” (đổ thau nước tắm, đổ luôn cả em bé). Có nghĩa là thị trường đã quá nặng tay, đã quá trớn, đã trừng phạt một công ty tốt chỉ vì công ty đó cùng ngành, cùng công nghiệp với nhiều công ty đang xấu. Thí dụ như vừa rồi trong ngành tài chánh ở Mỹ, có rất nhiều những công ty bị lổ te tua, thậm chí còn bị phá sản, bị mua đứt nuốt trọn nữa. Citibank, Bank of America, Fannie Mae và Freddie Mac nằm trong số “từ chết tới bị thương” nầy. Nhưng không phải hết cả ngành tài chánh đều “dỏm”. Những công ty tài chánh tốt như JP Morgan Chase, Wells Fargo Bank, U.S. Bank dù cũng bị rớt giá đậm đà khi thị trường rúng động, đã lên ngược lại nhanh chóng sau đó.
Ông xã của chị khách của Phương đã chụp con dao đang rớt. Chẳng những vậy, ông ta lại còn mua quá nhiều công ty trong cùng một industry, và đã bán trong lúc cả thị trường đang hoảng hốt. Hèn chi ổng thua là phải rồi.
Các bạn muốn kiếm tiền trong thị trường chứng khoáng, hãy nhớ làm ngược lại nhe. Tức là ráng mà kiếm và cứu “em bé” bị thảy ra chung với nước tắm, hãy mua stocks của nhiều industry khác nhau, hãy rụt rè khi thị trường sôi sục lòng tham, và hãy mạnh dạn quơ hốt khi thị trường co cụm, máu chảy đầm đìa đường phố.
Nhất là lâu lâu phải nhớ ghé lại RủngRỉnh.com để luyện thêm một vài tuyệt chiêu bí kiếp nữa. Hì hì 🙂
Them 1 nguoi hoi thuc nua ne a P oi! Tu thang 10 den gio hong thay bai viet moi nha.
Chuc gia dinh anh luon vui khoe!
Hi Anh Phuong,
T. rat thich doc nhung bai viet rat huu ich cua anh nhung sao lau roi T khong con thay anh viet bai moi nua. Mong Anh tiep tuc viet nua di nha.
Cám ơn Thảo đã hỏi thăm. Độ rày Phương có được khá đông khách hàng nên công việc nhiều quá. Hai đứa con của Phương ngày càng lớn, đòi hỏi mình càng nhiều thêm thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, chơi giỡn với chúng. Phương cũng thấy khó chịu khi gác viết lâu quá, nhưng đành vậy thôi. Lâu lâu được 1 người như Thảo “nhắc nhở” cũng công hiệu lắm. Nếu có nhiều người hối thúc, chắc thế nào Phương cũng sẽ viết thường hơn, hì hì!